Vượt qua giai đoạn chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch toàn cầu Covid-19, Logistics Việt Nam đã bước vào giai đoạn phục hồi trong những tháng đầu năm 2022, chuyển mình ngoạn mục để bắt nhịp cùng xu hướng kinh tế mới.
Việt Nam đón đầu làn sóng đầu tư logistics
Theo Agility, Việt Nam đứng thứ 11/50 quốc gia hàng đầu thế giới về chỉ số năng lực Logistics. Ngoài ra, theo thống kê của VLA, tốc độ phát triển của ngành Logistics Việt Nam những năm gần đây đạt 14% – 16%, với quy mô 40 – 42 tỷ USD/năm, được dự báo là ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh với tốc độ phát triển lên đến 13 – 15%/năm.
Tiềm năng mạnh mẽ giúp Logistics Việt Nam rộng cửa đón sóng đầu tư, nhất là từ nguồn FDI. Các ông lớn Logistics trên thế giới như Emergent VNLogistics Development, BEST Express, Logos Property… lần lượt rót vốn vào Việt Nam thông qua các mảng dịch vụ từ kho bãi, vận chuyển đến toàn bộ khâu hậu cần.
Tìm hiểu thêm: Thông tin về Cobi Group
Sự xuất hiện của những đơn vị quốc tế đã giúp nâng cao tiềm lực công nghệ và chất lượng dịch vụ Logistics, đẩy Việt Nam trở thành một trong những thị trường Logistics được quan tâm nhiều nhất sau đại dịch.
Cú hích mang tên thương mại điện tử
Covid 19 đã “tiếp tay” cho sự bùng nổ của thương mại điện tử, đại diện Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho biết hơn 70% dân số có quyền truy cập Internet và gần 50% phát sinh giao dịch mua sắm trực tuyến.
Theo báo cáo “Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới” do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác với Mạng lưới bưu chính DPDgroup công bố ngày 12/07/2022, Việt Nam là quốc gia hàng đầu khu vực Đông Nam Á về mua hàng trực tuyến xuyên biên giới với số lượng trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm/người.
Ngoài ra, Theo thông tin từ Sách Trắng Thương mại điện tử 2022, ước tính số lượng người dùng mua sắm trực tuyến (triệu người) đến hết năm 2022 đạt 57 – 60 triệu người. Chính những điều này là cú hích mở ra sự bùng nổ của E-Logistics tại thị trường Việt Nam.
Một số thách thức cần vượt qua
Đi kèm với cơ hội luôn là thách thức, ngành Logistics Việt Nam 2022 vẫn phải tiếp tục đối mặt với đại dịch đang tiếp diễn.
Cùng với đó, tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch qua lại giữa các quốc gia. Không những vậy, thời gian dài chìm trong đại dịch đã làm suy giảm về mặt số lượng lẫn chất lượng các công ty Logistics tại thị trường Việt dẫn đến chuỗi cung ứng bị lũng đoạn, khả năng cung ứng dịch vụ bị hạn chế.
Dẫu còn nhiều thách thức, song ngành Logistics Việt Nam đã chứng minh được sức hút đáng nể, biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường Logistics mới nổi sôi động bậc nhất, mở ra nhiều cơ hội cho các công ty dịch vụ Logistics và các ngành có liên quan.
Nguồn tham khảo: Bộ Công Thương, Vneconomy, Báo Tuổi trẻ, Innovativehub